Đi Chung chuyển sang giao hàng, kết nối 1.000 chuyến xe/ngày

5
(2)
Khởi nguồn là một dự án phi lợi nhuận, startup Đi Chung hướng tới việc giải quyết vấn đề lãng phí nguồn lực trong mảng vận tải. 
Nhận thấy các phương tiện vận tải công cộng luôn rất chật chội trong khi phần lớn phương tiện cá nhân còn chỗ trống, nhóm sáng lập Đi Chung đã xây dựng một nền tảng kết nối giúp người có nhu cầu di chuyển và bên cung cấp (các cá nhân, doanh nghiệp vận tải) sẵn sàng nguồn cung có thể tìm đến với nhau.

Sau 7 năm phát triển, Đi Chung với nền tảng dichung.vn đang mở rộng hoạt động trên toàn quốc, cung cấp dịch vụ tại 22 sân bay và hỗ trợ kết nối được hơn 1.000 chuyến xe mỗi ngày.

giao hàng 1

Anh Nguyễn Thành Nam, người đồng sáng lập và giám đốc điều hành Đi Chung, đã chia sẻ hành trình từ lúc bắt đầu khởi nghiệp cho tới hiện tại – từ câu chuyện “tìm chìa khóa” mở cửa thị trường, bài toán doanh thu cho đến cách startup này sinh tồn giữa một thị trường cạnh tranh và xoay chuyển nghịch cảnh thời COVID-19.

Doanh thu gần bằng 0 trong tháng 4, Đi Chung chuyển hướng sang giao hàng, đạt hiệu suất kết nối 1.000 chuyến xe/ngày - Ảnh 1.

Bản thân việc chạy theo mô hình phi lợi nhuận thì nguồn lực mở rộng sẽ rất hạn chế. Khi không có đủ ngân sách truyền thông giúp khách hàng biết đến dịch vụ, hệ thống không thể vận hành. Đối với nền tảng kết nối như Đi Chung, nhu cầu thị trường là nhân tố quyết định.

Chính vì thế, sau một thời gian phát triển công nghệ và đưa ra thị trường, nhóm sáng lập quyết định chuyển sang mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, do vẫn muốn giữ tinh thần cốt lõi, định hướng ban đầu nên chúng tôi quyết định trở thành doanh nghiệp xã hội.

giao hàng 2

Đi Chung bắt nguồn từ một dự án phi lợi nhuận. Ảnh: dichung.vn

Về cơ bản, mô hình kinh doanh của Đi Chung giống như Booking.com kết hợp với Airbnb cho ngành vận chuyển.

Bản thân các dịch vụ của Đi Chung trong quá trình triển khai và cung cấp ra thị trường đã có tính cộng đồng. Càng nhiều người đi chung xe, công ty càng có doanh thu cũng như tăng lợi nhuận cho các nhà cung cấp, đồng thời người dùng tiết kiệm chi phí di chuyển, được đưa đón tận nơi theo yêu cầu. Xã hội tối ưu nguồn lực, tránh lãng phí và giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường.

Doanh thu gần bằng 0 trong tháng 4, Đi Chung chuyển hướng sang giao hàng, đạt hiệu suất kết nối 1.000 chuyến xe/ngày - Ảnh 3.

Thời điểm 2013, mô hình đi chung xe cực kì mới trên thị trường. Trong tâm trí người tiêu dùng hầu như không có khái niệm đi chung với người lạ, đặc biệt với tâm lí người Việt Nam. Đây là một thách thức lớn cho dự án với nguồn lực chưa đủ lớn ở thời điểm đó.

Với một nền tảng kết nối, đảm bảo sự sẵn có của dịch vụ luôn là một vấn đề “đau đầu” và nan giải nhất, số lượng người cần đi chung thì nhiều nhưng chủ xe muốn chia sẻ lại ít, vì thế xác suất thành công thấp. 

7 năm trước, phương tiện cá nhân (chủ yếu là ô tô) vẫn là một tài sản lớn và người dùng chưa sẵn sàng hi sinh không gian riêng tư để giảm thiểu chi phí đi lại như ở các thị trường đã phát triển dịch vụ đi chung xe như Châu Âu. Lo lắng về sự an toàn cũng là một rào cản khiến khách hàng ngại đi chung xe.

Doanh thu gần bằng 0 trong tháng 4, Đi Chung chuyển hướng sang giao hàng, đạt hiệu suất kết nối 1.000 chuyến xe/ngày - Ảnh 4.

Để giải quyết vấn đề, nhóm sáng lập đã liên tục thử nghiệm và tìm ra một thị trường ngách có thể giải quyết hai vấn đề về độ sẵn có và tính an toàn là thị trường sân bay. Chặng di chuyển tới sân bay có độ khớp cao do nhu cầu đi chung ra sân bay lớn, tần suất di chuyển cao. Công ty cũng đặt vấn đề với các hãng taxi, chuyển từ mô hình chia sẻ xe cá nhân sang cung cấp dịch vụ chia sẻ xe chuyên nghiệp.

giao hàng 3

Hợp tác với các hãng taxi giúp Đi Chung luôn sẵn sàng nguồn cung, đảm bảo dịch vụ cứ đặt là có xe. Trong trường hợp chỉ có một khách kết nối, Đi Chung và hãng taxi sẽ chia sẻ rủi ro theo một mức thỏa thuận trước.

Để giảm bớt rào cản về sự an toàn, Đi Chung còn xây dựng hệ thống cung cấp thông tin nhiều lớp, thông tin phản hồi từ cộng đồng để khách hàng xác thực trước khi đặt dịch vụ.

Khi triển khai giải pháp này vào năm 2014, công ty bắt đầu làm việc với Nasco, công ty dịch vụ hàng không Nội Bài. Sau đó hầu hết các hãng đồng ý triển khai giải pháp này cho tới bây giờ. Sau 1 năm triển khai, Đi Chung bắt đầu mở rộng mô hình này ra các sân bay trên toàn quốc.

Doanh thu gần bằng 0 trong tháng 4, Đi Chung chuyển hướng sang giao hàng, đạt hiệu suất kết nối 1.000 chuyến xe/ngày - Ảnh 5.

Đây là một mô hình không hoàn toàn mới. Nhiều bạn cũng muốn học hỏi, song họ chưa đủ kiên nhẫn để theo đuổi. Riêng với mảng đi chung xe, Đi Chung đang dẫn đầu thị trường.

Thị trường di chuyển chia làm hai phân khúc rất rõ. Phân khúc đi lại quãng ngắn trong thành phố là mảnh đất màu mỡ nơi các ứng dụng gọi xe đặt ngay như Grab, Gojek cạnh tranh với nhau. Các chuyến đi có kế hoạch, đường dài là thị trường phù hợp với Đi Chung. 

Đi Chung áp dụng nền tảng công nghệ đặt xe trước (pre-booking), tương tự như đặt phòng khách sạn hay đặt vé máy bay. Khách hàng sẽ đặt dịch vụ ít nhất vài tiếng trước chuyến đi.

giao hàng 4

Mặc dù một số chuyến sẽ chồng lấn lên nhau, như chặng sân bay các hãng taxi và gọi xe công nghệ vẫn chạy, nhưng giá thành sẽ không thể cạnh tranh với các công ty như Đi Chung do chúng tôi đảm bảo tính tối ưu 2 chiều, có dịch vụ đi ghép tiết kiệm và không tăng giá vào giờ cao điểm hay khi thời tiết xấu.

Doanh thu gần bằng 0 trong tháng 4, Đi Chung chuyển hướng sang giao hàng, đạt hiệu suất kết nối 1.000 chuyến xe/ngày - Ảnh 7.

Khi chính phủ yêu cầu giãn cách, các hệ thống vận chuyển đi lại, từ hàng không đến đường bộ chịu tác động mạnh. Hồi tháng 4, doanh thu công ty gần về 0 vì hầu hết các xe không vận hành. 

Trong thời gian đó, Đi Chung mở thêm một dịch vụ mới là vận chuyển hàng hóa. Nhu cầu gửi hàng của người dân xuất hiện nhiều trong điều kiện hạn chế di chuyển do dịch bệnh. Đi Chung cũng tận dụng mạng lưới vận chuyển phủ rộng và nền tảng công nghệ của công ty. 

Mảng vận chuyển tập trung vào tuyến liên tỉnh, giao hàng tận nơi (Door to Door), siêu tốc chỉ từ 4 tiếng nên không trùng với các phân khúc với các công ty như Giao Hàng Nhanh hay Giao Hàng Tiết Kiệm.

Sau khi hết giãn cách, công ty vẫn tiếp tục duy trì dịch vụ vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên phần lớn nguồn lực vẫn tập trung cho mảng vận chuyển hành khách. Hiện tại, Đi Chung phục vụ khoảng 1.000 chuyến xe mỗi ngày và 95% số đó là các chuyến xe 4 bánh. Tuy nhiên, con số đó vẫn khá nhỏ so với quy mô thị trường. 

Doanh thu gần bằng 0 trong tháng 4, Đi Chung chuyển hướng sang giao hàng, đạt hiệu suất kết nối 1.000 chuyến xe/ngày - Ảnh 8.

Xét trên khía cạnh về nền kinh tế chia sẻ, đây là một khái niệm vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Báo chí hay sử dụng khái niệm này để nhắc đến các công ty như Grab, Uber hay Airbnb. Tuy nhiên thuật ngữ đó chưa phản ánh đúng những mô hình kinh doanh của các công ty như vậy.

giao hàng 5

CEO Nguyễn Thành Nam “Tính chia sẻ của Đi Chung vẫn rất rõ ràng”.

Ban đầu, mô hình kinh doanh của họ đều mang tính chia sẻ. Sau thời gian cạnh tranh, tất cả doanh nghiệp đều chuyển hướng sang nền tảng phân phối cho các thành phần chuyên nghiệp: tài xế chuyên nghiệp, người cho thuê chuyên nghiệp. Lúc ấy mô hình kinh doanh đã không còn mang tính chia sẻ nữa. Thay vào đó, bên nước ngoài người ta dùng khái niệm “peer to peer” (ngang hàng).

Với Đi Chung, công ty vẫn duy trì định hướng là chia sẻ không gian trống, lan tỏa giá trị xã hội của việc đi chung xe. Chính vì thế, tính chia sẻ vẫn rất rõ ràng.

Doanh thu gần bằng 0 trong tháng 4, Đi Chung chuyển hướng sang giao hàng, đạt hiệu suất kết nối 1.000 chuyến xe/ngày - Ảnh 10.

Gia nhập thị trường đi chung xe, biên lợi nhuận của công ty mỏng, lợi nhuận tích lũy của Đi Chung vẫn chưa lớn. Dẫu vậy, công ty vẫn muốn phát triển thành một ứng dụng đa dịch vụ, với việc tích hợp nhiều dịch vụ trên nền tảng.

Gần đây, công ty phát triển thêm các dịch vụ thuê xe tự lái. Ngoài ra, công ty đang  có kế hoạch triển khai mở rộng mảng vận chuyển hàng hóa và du lịch. Cụ thể hơn về mảng du lịch, một người với năng lực và hiểu biết về du lịch có thể tạo ra chuyến đi và chia sẻ chuyến đi đó với những người cùng sở thích (peer to peer travel).

Với vai trò là một doanh nghiệp xã hội, Đi Chung cũng có những dự án cộng đồng với mong muốn đem lại nhiều hơn những giá trị thật, tác động thật tới môi trường và xã hội, như dự án đi chung xe dành cho người khuyết tật, hay chiến dịch “Chung tay” nơi khách hàng có thể quyên góp sau mỗi lần đặt xe để trồng thêm cây xanh. 

Ngoài ra, với khách du lịch, những người có tác động rất lớn tới cảnh quan tại những địa điểm du lịch mà họ đặt chân đến, dự án eco-mobility (di chuyển xanh) được triển khai như một “quỹ” phát triển, giúp mọi người trích ra một phần nhỏ trong kinh phí du lịch của bản thân để bảo tồn môi trường địa phương. Với dự án này, Đi Chung hy vọng có thể khuyến khích mỗi cá nhân thực hiện du lịch bền vững và có trách nhiệm.

Doanh thu gần bằng 0 trong tháng 4, Đi Chung chuyển hướng sang giao hàng, đạt hiệu suất kết nối 1.000 chuyến xe/ngày - Ảnh 11.

Nguồn: Vietnambiz.vn

 

 

 

Nội dung có hữu ích?

Điểm đánh giá 5 / 5. Số lượt đánh giá: 2

Bài chưa có lượt đánh giá nào! Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá nội dung này.

Xin lỗi bạn nếu nội dung không đủ hữu ích!

Hãy cùng đội ngũ nội dung của Đi Chung xây dựng nội dung có giá trị!

Vui lòng cho biết chúng tôi cần cải thiện điều gì?