Phí vận chuyển hàng cồng kềnh có đắt không?

4
(83)

Vận chuyển các loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh là vấn đề nan giải với những cá nhân không chuyên. Phí vận chuyển hàng cồng kềnh phụ thuộc vào khoảng cách, trọng lượng, kích thước và nhiều yếu tố khác. Nếu bạn đang băn khoăn không biết tính phí vận chuyển hàng cồng kềnh như thế nào, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Đi Chung. 

phí vận chuyển hàng cồng kềnh 1

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phí vận chuyển hàng cồng kềnh

1.1 Khối lượng và kích thước hàng 

Khối lượng hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận chuyển. Hàng càng nặng, càng quá khổ thì phí càng cao. Với các mặt hàng nhẹ nhưng kích thước lớn, giá sẽ được tính theo khối. Các mặt hàng nặng nhưng gọn nhẹ thì giá được tính theo cân nặng (kg) của khối hàng.  

Công thức tính khối lượng hàng hóa cồng kềnh là:

Chiều dài (cm) x chiều rộng (cm) x chiều cao (cm)/6000 

Nếu số này lớn hơn cân nặng thực sự của hàng hóa thì đây được coi là hàng cồng kềnh. 

Nếu như trọng lượng này lớn hơn cân nặng của kiện hàng (40kg) thì kiện hàng của bạn sẽ được tính là hàng hóa cồng kềnh. 

1.2 Thời gian cần gửi

Thông thường các loại hàng hóa cồng kềnh không phải mặt hàng có thể ưu tiên gửi gấp. Với những kiện hàng cần phải gửi đi gấp rút, chi phí sẽ rất cao vì thế bạn nên cân nhắc sắp xếp thời gian vận chuyển phù hợp.

1.3 Loại mặt hàng

Các mặt hàng dễ vỡ như lộc bình hoặc có nhiều cạnh sắc cần tốn nhiều chi phí vật liệu và công bọc gói, đệm. Đồ dễ hư hỏng như cây cảnh, thực phẩm, hoa thì cần phí bảo quản, thậm chí là phải vận chuyển bằng kho lạnh. Các mặt hàng siêu trường siêu trọng nếu sức người không vận chuyển được thì phải thuê máy cẩu, xe nâng. Tất cả những điều này đều được tính vào chi phí.

  • Đối với các đơn hàng sử dụng thiết bị nâng hạ sẽ cộng thêm 10 – 15% trên mức cước cơ bản
  • Các đơn hàng sử dụng thiết bị hút xả cộng thêm 15 – 20%  

Gọi 0902 116 166
Hàng nghìn đơn hàng đã được giao thành công tại Đi Chung

1.4 Quãng đường vận chuyển

Khoảng cách vận chuyển tỉ lệ thuận với chi phí. Khi tính cước vận chuyển hàng hóa, lưu ý một số quy định: 

  • Khoảng cách tính cước được tính bằng khoảng cách vận chuyển có hàng thực tế 
  • Một số đơn vị tính cả khoảng cách xe rỗng chạy từ nơi tập kết đến chỗ lấy hàng (chi phí huy động phương tiện). 
  • Với các đơn hàng có nhiều tuyến đường dẫn tới nơi nhận hàng, khoảng cách tính phí dựa trên tuyến ngắn nhất.
  • Khoảng cách tính cước tối thiểu tùy từng đơn vị, phổ biến là 1km

1.5 Loại đường vận chuyển

Loại đường tính cước được chia làm 6 loại theo bảng phân cấp loại đường. Theo quy định tại Quyết định số 32/2005/QĐ-BGTVT ngày 17/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, quy định về xếp loại đường để xác định cước vận tải đường bộ khá rõ ràng.

Các loại đường khác nhau sẽ có chi phí vận chuyển khác nhau. 

  • Đối với đường mới cải tạo, đường xấu, đường miền núi: cộng thêm từ 10 – 20% cước phí 
  • Giảm cước từ 10 – 20% với các đơn hàng có cả chiều đi và chiều về. 

1.6 Các loại phụ phí

Người gửi, chủ kiện hàng, người ký hợp đồng thuê dịch vụ hàng cồng kềnh cần chú ý. Phụ phí có thể phát sinh bao gồm các loại phí sau đây:

  • Phí vật liệu chằng buộc, đệm, bọc gói
  • Phụ phí cầu đường
  • Nhân công xếp dỡ

Hai bên có trách nhiệm thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng về các khoản phụ phí phát sinh. 

Gọi 0902 116 166
Hàng nghìn đơn hàng đã được giao thành công tại Đi Chung

2. Phí vận chuyển hàng cồng kềnh

2.1 Cước vận chuyển hàng thiếu tải

  • Với hàng hoá chiếm 50% trọng tải đăng ký của phương tiện: trọng lượng tính cước sẽ bằng 80% trọng tải đăng ký phương tiện.
  • Trường hợp hàng hoá vận chuyển chiếm từ 50% đến 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 90%.
  • Nếu con số này là trên 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng trọng lượng hàng hoá thực chở.

2.2 Phí chuyển hàng bằng xe tải

Thường khi vận chuyển hàng cồng kềnh, phí sẽ tính theo thể tích. 

  • Các kiện hàng dưới 10 khối, mức giá dao động từ 250.000 VNĐ – 500.000 VNĐ/khối
  • Với các kiện trên 10 khối, cước phí sẽ được tính khoảng 200.000 VNĐ – 450.000 VNĐ/khối.

Ví dụ: Miền Bắc hàng hóa cần vận chuyển 3-4 ngày. Giá cước đầu Hà Nội, Vĩnh Phúc  Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh là khoảng 3.000.000 VNĐ/tấn, 500.000 VNĐ/khối.

2.3 Phí chuyển hàng bằng container

Ưu điểm của phương pháp vận chuyển bằng container là có thể xử lý được các đơn hàng lớn. Có thể chuyển hàng container qua đường thủy hoặc xe container đường bộ. Tùy theo mặt hàng, quãng đường, khối lượng mà mức giá sẽ khác nhau.

Ví dụ, tuyến Hà Nội – Sài Gòn container 40 feet trung bình chở được khoảng 25 tấn cước phí vận chuyển hàng cồng kềnh dao động từ 10 triệu – 30 triệu. 

Gọi 0902 116 166
Hàng nghìn đơn hàng đã được giao thành công tại Đi Chung

3. Đặt vận chuyển hàng cồng kềnh với Đi Chung

phí vận chuyển hàng cồng kềnh 2

Như đã đề cập, quy trình đặt dịch vụ tại Đi Chung vô cùng dễ dàng. Chỉ với 3 bước sau đây là hoàn thành ngay:

Bước 1: Truy cập vào link: https://dichung.vn/van-chuyen-hang-cong-kenh

Bước 2: Click vào “Gọi ngay” để được Đi Chung tư vấn dịch vụ thuê taxi tải chuyển đồ hoặc click vào “Gọi cho tôi”, điền đầy đủ thông tin và Đi Chung sẽ chủ động liên hệ với bạn tư vấn ngay sau đó!

B3: Gửi đi và hoàn thành

Hoặc bạn chỉ cần 1 bước duy nhất là đặt thành công dịch vụ tại Đi Chung, click gọi điện ngay!

Gọi 0902 116 166
Hàng nghìn đơn hàng được hoàn thành tại Đi Chung

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin hữu ích về phí vận chuyển hàng cồng kềnh giúp cho người thuê tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro phát sinh. Liên hệ ngay để được Đi Chung giải đáp và tư vấn dịch vụ chuyển hàng phù hợp nhé.

Xem thêm: Cách tính hàng cồng kềnh Viettel Post

Nội dung có hữu ích?

Điểm đánh giá 4 / 5. Số lượt đánh giá: 83

Bài chưa có lượt đánh giá nào! Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá nội dung này.

Xin lỗi bạn nếu nội dung không đủ hữu ích!

Hãy cùng đội ngũ nội dung của Đi Chung xây dựng nội dung có giá trị!

Vui lòng cho biết chúng tôi cần cải thiện điều gì?